Ở nhiều quốc gia phương Đông, việc tiến hành các nghi lễ trong cuộc đời mỗi người không còn xa lạ. Đó là các nghi thức công nhận con người đã bước sang giai đoạn mới, đánh dấu bước ngoặt thay đổi tư cách cá nhân. Ở Nhật Bản, các nghi thức trong đời của một người cũng vô cùng được coi trọng. Hôm nay HanoiLink sẽ giới thiệu đến các bạn 7 nghi lễ quan trọng trong đời của người Nhật:

1. Nghi lễ đặt tên:


Sauk hi được sinh ra 7 ngày, các gia đình người Nhật sẽ tiến hành đặt tên cho con vào đêm của ngày thứ 7 để thông báo với tổ tiên về việc ra đời của đứa trẻ và cầu sự phù hộ của tổ tiên. Chủ trì nghi thức này sẽ do bà đỡ hoặc người đàn ông sống thọ ở gần nơi ở. Gia đình sẽ mời thông gia, bà đỡ, hàng xóm và một vài đứa trẻ quanh nhà đến chứng kiến nghi thức. Nghi thức đặt tên của người Nhật thường tổ chức khá long trọng, bao gồ cơm đỗ đỏ và các món ăn thịnh soạn khác.

 

2. Nghi lễ cầu may


Nghi lễ này thường diễn ra vào các giai đoạn: 31 ngày tuổi, 51 ngày tuổi, 101 ngày tuổi để đánh dấu các mốc quan trọng trong gia đoạn đầu của mỗi người. Trong ngày này, đứa trẻ sẽ được mặc đồ mới và được đưa đến đền để làm lễ cầu may và cầu sự chúc phúc từ các thần linh. Sau đó, đứa trẻ sẽ được đưa về bên nhà ông bà ngoại để nhận quần áo chúc mừng và các trang phục khác như chăn, bít tất, bao tay… Kết thúc nghi lễ,  đứa trẻ sẽ được đưa về nhà và tổ chức tiệc mừng, chúc phúc và nhận quà với sự tham gia của họ hàng thân thích.

 

 

3. Nghi lễ Shichigosan


Khi đứa trẻ lên 3, 5 hay 7 tuổi, các gia đình người Nhật sẽ tổ chức nghi lễ Shichigosan để chúc mừng. Shichigosan được tổ chức tại gia đình với sự tham gia của họ hàng nội ngoài, bạn bè, làng xóm. 

 

Đứa trẻ sẽ được mặc trang phục truyền thống (kimono) mới nhiều màu sắc và đến đền thờ làm lễ cầu sức khỏe, may mắn và sự phù hộ của vị thần cai quản vùng đất đó. Ngoài ra, đứa trẻ đó cũng sẽ được làm lễ rửa tội để trừ tai ương, điềm xấu. Sau đó, bé sẽ được bố mẹ tặng kẹo mơ, bánh đựng trọng túi vẽ hình hạc và rùa. Xong xuôi, đứa bé sẽ trở về nhà và được nhận lời chúc mừng, tặng quà từ mọi người.

 

 

4. Nghi lễ trưởng thành


Đây là nghi lễ rất được coi trọng, đánh dấu mốc chứng tỏ người Nhật đã trở thành người lớn và bắt đầu cuộc sống tự lập khi đủ 20 tuổi. Đối với nam, trong nghi lễ sẽ được thay đổi kiểu tóc, trang phúc, bỏ tên gọi lúc nhỏ và đặt tên mới, từ đó được công nhận như một nam thanh niên đã trưởng thành. Còn đối với nữ giới, họ chỉ từ bỏ những trang phục của trẻ nhỏ và mặc trang phục truyền thống của người lớn. Sau nghi lễ trưởng thành, người Nhật có nghĩa vụ thực hiện các trách nhiệm của một công dân theo luật pháp nhà nước và phải chịu mọi trách nhiệm với hành vi của mình trước xã hội.

 

 

5. Nghi lễ hôn nhân


Ở mỗi vùng miền khác nhau, nghi lễ hôn nhân ít nhiều có sự biến đổi khác nhau. Nhìn chung, nghi lễ hôn nhân của người Nhật hầu hết đều tuân thủ theo nghi thức của Thần đạo.

 

Một ngày trước khi diễn ra hôn lễ chính thức, cô dâu phải đến đền thời làm lễ và tổ chức tiệc chia tay với cha mẹ và hàng xóm. Trong lễ cưới, cô dâu được mặc kimono màu trắng, còn chú rể mặc trang phục Haori và Hakama truyền thống.

 

 

 

Trang phục đám cưới truyền thống của người Nhật

 

Mở đầu, người đại diện đền thờ sẽ thực hiện nghi lễ mang ý nghĩa trong sạch theo quan niệm quả Thần giáo, sau đó nghi lễ thề ước sẽ diễn ra. Trong lễ thề ước, cô dâu chú rể sẽ uống rượu với nhau 3 lần, mỗi lần 3 ngụm với ý nghĩa thay mặt bố mẹ 2 bên, xua long hận thù, dối trá và mang đến may mắn, 2 tâm hồn hòa làm một.

 

Sau đó, 2 gia đình cô dâu chú rể sẽ giới thiệu lẫn nhau rồi chuyển sang tiệc cưới. Sau hôn lễ vài ngày, cô dây lại mặt bố mẹ đẻ và mang quà chào và cám ơn người thân, bạn bè.

 

 

6. Nghi lễ tang ma


Trong quan niệm của người Nhật, nghi lễ tang ma mang tính chất rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Người chết sẽ được tắm rửa, dung vải trắng khâm liệm rồi mặc kimono cũng như các trang phục khác bằng màu trắng. Người tham dự lễ tang cũng phải mặc màu trắng để thể hiện sự tiếc thương và tôn trọng người đã khuất. Sau khi mai táng, đến ngày thứ 7, gia đình phải tiến hành thắp hương, đốt đèn tại phần mộ của người đã khuất. Đến ngày thứ 35, lễ tắm sẽ được tổ chức nhằm gột rửa những điều không may, sau đó gia đình sẽ mời khách tổ chức lễ cúng. Đến ngày thứ 49, gia đình sẽ làm lễ cúng Kiake, kết thúc thời gian mặc tang phục và những kỵ húy. Đồ cúng 49 ngày của người Nhật thường bao gồm 49 bánh lưỡi bò xếp trong làn tre cúng ở chùa, 1 bánh giày to cắt thành 48 miếng cúng ở nhà. Khi giã bánh phải đi chân đất, dưới cối khong được lót, trải rơm.

 

 

7. Nghi lễ lên lão


Khi bước vào tuổi 60, gia đình và dòng họ sẽ tổ chức lễ chúc mừng. Trong nghi lễ, người lên lão được mặc trang phục truyền thống trang trọng (chủ yếu là gam màu đỏ. Gia đình, dòng họ và khách mời lần lượt biếu quà và chúc mừng. Sau đó, tiệc mừng thịnh soạn sẽ được diễn ra. Theo qui định của Nhà nước Nhật Bản, từ năm 2003 đến nay, nghi lễ lên lão chỉ được tổ chức vào thứ hai của tuần thứ 3 của tháng 9. Chính quyền các cấp cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động làm quà lưu niệm cho người già.