Nhật Bản là quốc gia rất coi trọng vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm bởi vậy chính sách của Nhật Bản với thực phẩm bẩn là rất khắt khe. Đây là điều đáng để các nước đặc biệt là Việt Nam học tập để quản lý chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Món ăn nổi tiếng của người Nhật Bản đòi hỏi an toàn thực phẩm cao

Lập ủy ban an toàn thực phẩm

Để quản lý an toàn thực phẩm, Nhật Bản thiết lập chuỗi theo nhóm ngành hàng của các hội nghề nghiệp. Theo đó, tất cả các nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất thực phẩm đều phải đăng kí là hội viên của hội nghề nghiệp và phải tuân thủ các quy định của hiệp hội, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Các nhà sản xuất Nhật Bản luôn đảm bảo đúng các quy định về an toàn thực phẩm

Các nhà sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất sản phẩm an toàn phải đáp ứng đủ các yêu cầu về điều kiện cần thiết như: Quy mô sản xuất, sản lượng tiêu thụ, các yếu tố cơ bản về đảm bảo an toàn thực phẩm được đánh giá công nhận, cam kết tự nguyện tham gia. Bên cạnh đó, các hội viên tự giám sát lẫn nhau trong việc chấp hành các quy định đã cam kết, đặc biệt là các nội dung về an toàn thực phẩm để giữ uy tín của hiệp hội và toàn bộ chuỗi sản xuất sản phẩm.

Để quản lý chuỗi an toàn thực phẩm, Nhật Bản lập ra Ủy ban An toàn thực phẩm nhằm có biện pháp ngăn chặn sản phẩm không đảm bảo lưu thông trên thị trường.

Chính sách của Nhật Bản với thực phẩm bẩn

Ở Nhật Bản, các cửa hàng ăn uống và siêu thị thực phẩm xuất hiện ở khắp mọi nơi nhưng hiếm khi thấy báo cáo về các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm bởi Nhật Bản quản lý vệ sinh và an toàn thực phẩm rất khắt khe.

Hình ảnh bên trong xưởng sản xuất thực phẩm của Nhật Bản

Nhật Bản cho phép các công ty thực phẩm tự chịu trách nhiệm về các sản phẩm bán ra thị trường nhưng các công ty này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, cơ chế đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Để làm được điều này, Nhật Bản kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên của trồng trọt và chăn nuôi. Chính phủ ban hành tiêu chuẩn cụ thể về dư lượng của 255 loại thuốc trừ sâu, nông sản nào bị quá tiêu chuẩn cho phép sẽ không được đưa ra thị trường.

Hằng năm, các công ty, tổ chức, cá nhân sẽ bị thanh tra theo 5 tiêu chí: chất lượng vệ sinh thiết bị sản xuất, chất lượng vệ sinh thiết bị sản xuất, chất lượng nguyên liệu, chất lượng vệ sinh nước và an toàn lao động. Công ty nào vi phạm sẽ bị tước giấy phép hoạt động và bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng. Mức độ phạt có thể lên đến 10 năm từ hoặc phạt tiền lên đến 3 triệu yên (tương đương với gần 3.000 USD).

Do mức phạt rất nặng nên các công ty thực phẩm phải tuyển dụng các chuyên viên vệ sinh thực phẩm được đào tạo kĩ lưỡng và phải trải qua kì sát hạch của nhà nước tiến hành và cấp bằng có kì hạn là 3 năm.

Chính sách của Nhật Bản với thực phẩm bẩn là vô cùng khắt khe, bởi vậy mà người dân Nhật luôn được sử dụng các thực phẩm sạch, đảm bảo cho sức khỏe.