Theo quan niệm của người Nhật, chu kỳ của một người sẽ kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc chết. Các giai đoạn trong vòng đời đánh dấu sự sẵn sàng tham gia vào xã hội, thể hiện tư cách cá nhân.

 

 

Chu kỳ của một người thông thường bắt đầu từ khi sinh ra đến lúc chết đi

 

 

Theo thời gian, độ tuổi giữa các chu kỳ có sự thay đổi do tuổi thọ của con người ngày càng tăng, song cơ bản mỗi người đều có các chu kỳ vòng đời sau đây:


 

1. Tuổi ẵm ngửa:


Ở Nhật Bản, mỗi một bà mẹ mang thai được 5 tháng, lúc này đứa bé trong bụng sẽ được công khai thừa nhận là mọt cá thể mới của xã hội. Sau khi đứa bé ra đời 1 tháng sẽ được đưa đến đền Thần đạo ngay ở địa phương để ra mắt thần bảo mệnh. Đến năm 7 tuổi, các bé trai và bé gái sẽ được trải qua các lễ kỷ niệm hàng năm như: lễ hội búp bê, ngày thiếu nhi, …

 

 

2. Thời thơ ấu (từ 7 – 13 tuổi)


Đây là độ tuổi mà trẻ em Nhật Bản phải đến trường và hoàn thành các chương trình học tiểu học. 

 

 

3. Thanh niên (từ 13 – 25 tuổi)


Là giai đoạn hoàn thành trung học và đại học. Theo nghiên cứu chỉ ra, hơn 90% học sinh Nhật Bản học xong trung học, và 40% học tiếp đại học. Để đỗ vào các trường đại học có tiếng tại đây, học sinh phải luyện thi và đăng ký tham gia các lớp luyện ti đặc biệt để theo học các bậc kế tiếp. 

 

 

4. Tuổi trưởng thành (khoảng từ 26 – 60 tuổi)


Sauk hi bước qua giai đoạn thanh niên, người Nhật Bản thường tập trung rất cao vào sự nghiệp bản thân, rồi lấy chồng, lấy vợ, sinh con. Trong xã hội Nhật Bản, phụ nữ thường không được đánh giá quá cao về năng lực và thường bị thất thế trong thị trường lao động thời kỳ bùng bổ dân số ngày nay.

 

 

5. Tuổi già (từ 61 trở lên)


Khi người Nhật đón sinh nhật lần thứ 60 , người Nhật sẽ kỉ niệm ngày sinh cùng gia đình và bạn bè. Đây là độ tuổi được cho phép nghỉ hưu phổ biến ở Nhật. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ và đàn ông người Nhật  vẫn tham gia lao động them 10 năm nữa hoặc tìm việc làm khác.

 


6.  Sau khi chết


Theo truyền thống của đạo Phật, sau khi chết con người sẽ được nhà sư trong ngôi chùa gia đình đặt pháp danh, khắc bia mộ và bà vị cất trong nhà. Sau đó vài tháng, người chết sẽ được tổ chức nghi lễ an ủi linh hồn. Sau 50 năm, người đó sẽ được tổ chức ngày giỗ đẻ tưởng nhớ và bị phân hủy thành thể xác chung của tổ tiên. 

 


Do sự thay đổi của xã hội, chu kỳ đời sống của người Nhật đã có sự thay đổi, thậm chí là mâu thuẫn với nhau. Ví dụ, khi đến 20 tuổi, con người được pháp lý công nhân là trưởng thành, nhưng chỉ đến đi làm hoặc kết hôn mới được coi là trưởng thành… Nắm rõ chu kỳ đời sống của người Nhật, chúng ta sẽ thấu hiểu lối suy nghĩ của họ trong đời sống hàng ngày và lối suy nghĩ chung của con người xã hội Nhật Bản.