Tên nước Việt Nam có nguồn gốc từ năm 1803, khi các đại sứ từ triều Nguyễn sang Bắc Kinh để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nhà vua Trung quốc khi đó đã chọn  cho tên Nam Việt. Từ “Việt” lấy từ tên truyền thống cho triều đình Việt Nam . Từ “Nam” được thêm vào để ngâm  thừa nhận sự mở rộng lãnh thổ của triều đại vào miền đất chuyển nó sang  tên Việt Nam.

Việt nam nằm trong vùng Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Giáp Lào ở phía đông bắc và trung tâm, và giáp Campuchia ở phía tây nam. Với 2 vùng đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Cả nước có hai trung tâm kinh tế lớn là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Nền văn hóa của nước Việt Nam đa dạng sắc thái phong phú, có thể đôi chút khác nhau tạo ra vùng văn hóa do sự chênh lệch về địa hình, khí hậu, tình hình phân bố dân cư của từng miền. Nền văn hóa của nước Việt Nam là sự kết tinh học hỏi, kết hợp lưu trữ những tinh hoa đặc trưng của văn hóa việt với các khía cạnh văn hóa đến từ nước ngoài như Trung quốc ( bị đô hộ hàng nghìn năm), ảnh hưởng từ nước Pháp từ thế kỷ 19, các nước phương tây, dân tộc Khơme,...

Tuy nhiên nét đặc trưng của nền văn hóa của nước Việt Nam hướng Phật với 2 yếu tố: Tôn kính với tổ tiên và những người đã mất tôn trọng giá trị gia đình, và tận tâm học tập

Nét đặc trưng nền văn hóa của nước Việt Nam

Con người có tổ có tông-Như cây có cội, như sông có nguồn. Chúng ta không tự dưng có mặt trên đời, không tự dưng lớn lên. Tất cả đều nhờ có gia đình tổ tiên. Bố mẹ nuôi nấng lúc còn bé, anh chị em đùm bọc yêu thương nhau.

Dù ở địa vị nào, ở bất kỳ đâu, hoàn cảnh sống ra sao thì đừng bao giờ quên cội nguồn, quên đi nơi chôn rau cắt rốn. Con người luôn có mối dây thiêng liêng ràng buộc là tình nghĩa gia đình và đạo hiếu. Tôn kính ông bà tổ tiên, tông trọng giá trị gia đình đã ăn sâu trong tâm thức của người dân Việt Nam. Nó không còn là trách nhiệm, bổn phận nữa mà là nghĩa cử cao đẹp, phương châm sống của người dân Việt Nam. Chẳng thế có câu “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3” hay “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

 

Dân tộc Việt Nam tận tâm học tập thể hiện qua sự ham học hỏi, khát khao tri thức,  học không biết chán được thể hiện qua việc coi trọng sự học, tôn trọng người có học, tôn sư trọng đạo “ không thầy đố mày làm nên” cũng như câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Từ xa xưa đã có biết bao vị trạng nguyên đi xứ làm vang danh tên tuổi đất việt như Mạc Đĩnh Chi chăm học dù nhà nghèo phải bắt đom đóm làm đèn....