Lịch sử văn hóa Việt Nam là diễn trình văn hóa của dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử với các sự kiện, hiện tượng văn hóa cụ thể đã hình thành và phát triển. Mỗi giai đoạn sẽ có những đặc trưng riêng về đời sống văn hóa, nó tạo nên diện mạo lịch sử văn hóa của một dân tộc.

Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam

Lịch sử văn hóa Việt Nam là lịch sử hình thành và tồn tại kế tiếp của ba nền văn hóa:

- Văn hóa Đông Sơn (cách đây 2000-300 năm): nền văn hóa này tương ứng với thời đại Hùng Vương.

Hoa văn in trên mặt trống đồng Đông Sơn

- Văn hóa Đại Việt (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX): nền văn hóa Đại Việt được hình thành và phát triển trên nền tảng của kinh tế nông nghiệp tiểu nông phong kiến và hệ tư tưởng thoát thai từ Tam giáo: Phật giáo - Nho giáo - Đạo giáo trong đó Nho giáo là trụ cột. Tôn giáo tín ngưỡng dựa trên cơ sở Tam giáo đồng nguyên, kết hợp với tin ngưỡng bản địa. Đây là thời kì định hình và phát triển văn hóa cổ truyền Việt Nam ở trình độ cao.

- Văn hóa Việt Nam (từ năm 1945 đến nay): chỉ là một khoảng thời gian ngắn so với diễn trình lịch sử văn hóa dân tộc nhưng đã đạt được nhiều thành tựu lớn, tiếp nối mạch phát triển của văn hóa dân tộc.

Những giá trị văn hóa đặc trưng

Diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam kéo dài suốt mấy nghìn năm tuy nhiên, những giá trị văn hóa vẫn xuyên suốt cho đến tận ngày hôm nay:

Chủ nghĩa yêu nước, anh hùng luôn xuyên suốt lịch sử văn hóa Việt Nam

- Chủ nghĩa yêu nước, anh hùng: đây là giá trị nổi bật xuyên suốt các thời kỳ lịch sử văn hóa dân tộc, gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.

- Chủ nghĩa nhân đạo: Người Việt Nam rất coi trọng giá trị nhân cách con người đặc biệt là lòng thương người và vị nghĩa cho nên người Việt Nam cư xử luôn hợp tình hợp lý.

- Tinh thần dân tộc: có vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ dân tộc khỏi bị họa diệt vong, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc riêng mặc chính sách đồng hóa trước đây và sự du nhập văn hóa phương tây hiện nay.

Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay luôn nêu cao tinh thần dân tộc

- Tinh thần lao động sáng tạo: người Việt Nam rất cần cù và thông minh, trong quá trình lao động, người Việt đã sáng tạo ra các công cụ để làm ra những sản phẩm tinh xảo và ích dụng.

- Tinh thần lạc quan yêu đời: Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng người Việt luôn yêu đời, tin ở tương lai, từ đó giúp cho người Việt rèn luyện ý chí kiên cường trong lao động, trong cuộc chiến đấu chống thiên nhiên và kẻ thù.

Để tìm hiểu rõ lịch sử văn hóa Việt Nam mấy nghìn năm không phải là điều đơn giản. Hi vọng bài viết  trên sẽ giúp độc giả có một cái nhìn khái quát lịch sử văn hóa Việt Nam.