Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, đất liền tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam có 54 dân tộc chia theo ngôn ngữ sử dụng. Dân tộc Kinh chiếm đa số với 86.2% dân số sinh sống tại mọi miền tổ quốc nhưng chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng. Còn lại có các dân tộc khác như Tày, Mường, Thái, Sán dìu, Khome, Hoa, Nùng,....


Lối sống của các dân tộc ở Việt Nam

Lối sống của các dân tộc ở Việt Nam như thế nào?

Lối sống là một tổ hợp những hành vi được lặp lại một cách có ý thức của thói quen, phong thái sống của con người trong đời sống hàng ngày của cá nhân hay nhóm xã hội, nền văn hóa trong mọi lĩnh vực từ sản xuất đến tiêu dùng. Lối sống khắc họa được đặc điểm tính cách của cá nhân, từ đó nhìn ra được đặc điểm của bộ phận xã hội. Lối sống của cá nhân bị ảnh hưởng bởi cộng đồng hoặc ngược lại nên hoàn toàn thay đổi được

Sự khác nhau về lối sống của các dân tộc ở Việt Nam được hình thành do khác nhau về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, khả năng sản xuất giữa các dân tộc.

Tuy nhiên lối sống của các dân tộc ở Việt Nam hiện nay vẫn coi trọng lối sống tình nghĩa, trọng đạo lý, tôn sư trọng đạo, tôn trọng giá trị gia đình, sống với nhau dĩ hòa vi quý, một điều nhịn chín điều lành.

Từ ngày xa xưa, dân tộc Việt Nam đã coi trọng tình nghĩa, hóa giải mọi xích mích để giữ mối quan hệ bền vững. Dĩ hòa vi quý. Cái to thì biến thành cái nhỏ hơn. Cái nhỏ hơn biến thành cái nhỏ nữa. Cái nhỏ nữa biến thành không có. Nên nhiều lúc vì cái tình vẫn bỏ qua cái sai cho nhau. Điều này vẫn tồn tại ở một bộ phận nhỏ dân tộc thiểu số, nơi mà phép vua thua lệ làng, pháp luật vẫn chưa thể công bằng khi mà một số hủ tục, quan điểm lạc hậu vẫn tồn tại.

 Trong thời điểm hội nhập quốc tế, lối sống cũng như giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam nói chung, các dân tộc nói riêng đã có sự thay đổi hơn phù hợp với thực tế. Dưới sự định hướng cùng chung tay xây dựng của chính phủ thì các dân tộc đã biết chọn lọc những tư tưởng giá trị tiến bộ, để cùng nhau góp phần xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa kinh tế thị trường nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc