Được đi du học tại đất nước mặt trời mọc Nhật Bản là niềm mơ ước và tự hào của rất nhiều thanh niên Việt Nam. Du học Nhật Bản dễ mà khó vì Nhật Bản là đất nước rất khắt khe trong việc xét duyệt hồ sơ. Bài viết sau đây sẽ chia sẽ cho các bạn lỗi thường gặp khi làm hồ sơ du học Nhật Bản và cách khắc phục.

Hồ sơ du học là gì?

Khi bạn học ở trong nước, mỗi khi chuyển cấp bạn cũng phải nộp cho nhà trường Hồ sơ nhập học. Du học Nhật Bản cũng vậy. Việc nộp các giấy tờ cần thiết để được đi học tại Nhật Bản được gọi là nộp Hồ sơ du học

Hồ sơ du học Nhật Bản cần chuẩn bị những gì

Cũng không quá nhiều giấy tờ và thủ tục. Bạn cần có ảnh tầm 14 chiếc, học bạ cấp 3, bằng tốt nghiệp cấp 3. Nếu đã là sinh viên thì bạn nộp cả bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Giấy khai sinh của bản thân, chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân của người bảo lãnh, sổ hộ khẩu, hộ chiếu. Chứng chỉ tiếng Nhật nếu có,..

Các lỗi thường gặp khi làm hồ sơ du học Nhật Bản

Nếu nhìn vào tập giấy tờ trên nhiều bạn sẽ chủ quan cho rằng quá đơn giản. Tuy nhiên chính vì chủ quan không đọc hết hướng dẫn mà các bạn phải làm đi làm lại thủ tục rất lằng nhằng. Ví dụ:

Về ảnh

Yêu cầu chung của các trường bên Nhật Bản phải là ảnh phải là nền trắng, áo sơ mi trắng chụp trong vòng 6 tháng trở lại. Nhiều bạn không hiểu vì lý do chủ quan hay ngại đi mà lôi ảnh từ cách đây 4 đến 5 năm nộp, trông chẳng giống bạn bây giờ gì hết. Đến người Việt Nam nhìn còn ngờ ngợ thì người Nhật làm sao họ cho qua được.

Về giấy tờ photo như chứng minh thư, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh.

Yêu cầu bắt buộc chung là phải photo trên giấy A4 và chỉ 1 mặt. Các bạn chú ý là yêu cầu này rất dễ mắc phải khi bố mẹ hoặc anh chị bạn đi photo hộ do không nắm rõ được yêu cầu.

Về hiệu lực của dấu công chứng: Chỉ trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm các trường ở Nhật nộp được hồ sơ lên cục. Chính vì vậy đừng tiếc thời gian và tiền đi công chứng mới nhé.

Về các thông tin trên giấy tờ

Phải đảm báo tính chính xác và liên kết với nhau. Giấy khai sinh nếu bạn sinh trước 1990 thì thường hay gặp phải trường hợp đổi tên tỉnh. Ví dụ tỉnh Vĩnh Phú tách thành Phú Thọ và Vĩnh phúc. Các bạn phải làm trích lục giấy khai sinh ( tốt nhất nên ra hẳn UBND chỗ bạn sinh sống họ sẽ hướng dẫn cụ thể).

Mọi trường hợp làm sai quy định về giấy tờ đều không được chấp nhận, sẽ bị trả lại gây mất thời gian và lãng phí về tiền bạc. Mong các bạn hết sức lưu ý tránh lỗi thường gặp khi làm hồ sơ du học Nhật Bản để không gặp phải những rắc rối phiền phức khi du học Nhật bản nhé