Cúi chào – tưởng không khó mà “khó không tưởng”! Không phải chỉ gật đầu hay gập lưng là thể hiện sự chân thành của bạn khi gặp ai đó trên đất nước Nhật Bản. Ẩn sau nghi thức cúi đầu là câu chuyện của cả một nền văn hóa. Du học Nhật Bản, trước tiên hãy học cách chào để giúp bạn học tập, làm việc thuận lợi hơn. 

Nghi thức cúi chào có từ khi nào?

Không có một tài liệu nào ghi lại mốc thời gian cụ thể xuất hiện văn hóa cúi đầu chào nhau của người Nhật Bản. Chỉ biết từ rất lâu, nghi thức này đã tồn tại và đi vào cuộc sống. Trong xã hội phong kiến, nghi thức cúi đầu trở thành một quy củ. Nếu đứng trước Samurai hay đứng trước một lãnh chúa mà không cúi chào hoặc chào sai cách có thể bị kết tội và xử tử ngay. 

Ý nghĩa của nghi thức cúi đầu trong văn hóa Nhật Bản

Cúi chào là một nghi thức văn hóa tại Nhật Bản

Cúi chào là một nghi thức văn hóa tại Nhật Bản

Người dân “đất nước Phù Tang” rất coi trọng danh dự và lòng tự tôn. Bởi đó là những giá trị đại diện cho phẩm chất cao quý của họ. Văn hóa cúi chào còn có tên gọi là “Ojigi” thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Cúi đầu không chỉ để chào mà còn để bày tỏ những thái độ như: Biết ơn, xin lỗi, nhờ vả. Đầu càng cúi thấp thì càng thể hiện thành ý của đối phương. Tuy nhiên, không phải trong trong trường hợp nào động tác cúi đầu cũng giống nhau. Nếu bạn định du học Nhật Bản hay xuất khẩu lao động thì nên học những cách chào cho đúng. 

Văn hóa Nhật có những kiểu chào nào?

1. Gật nhẹ đầu

Đây là cách chào hỏi khi gặp bạn bè, gặp những người kém tuổi hay gặp cấp dưới ở nơi làm việc. Kiểu chào này nhẹ nhàng, xã giao và mang tính kết nối. Nó thể hiện sự thân thiện của đối phương và dễ lấy được cảm tình từ lần gặp đầu tiên. 

2. Chào kiểu Eshaku

 

Mỗi cách cúi chào của người Nhật Bản mang một ý nghĩa khác nhau

Mỗi cách cúi chào của người Nhật Bản mang một ý nghĩa khác nhau

Eshaku là kiểu chào cúi 15 độ về phía trước. Với những người quen biết nhưng không quá thân tình thì dùng kiểu chào này. Nó thể hiện sự lịch sự, trang trọng của bạn và cũng tạo cho đối phương cảm giác ấm áp.

3. Chào kiểu Keirei

Gặp những người lớn tuổi hoặc cấp trên của mình thì nên dùng kiểu chào này. Khi du học tại Nhật Bản hoặc làm việc tại đây, bạn sẽ thấy người Nhật trước khi rời văn phòng hoặc khi gặp gỡ khách hàng – đối tác sẽ chào kiểu Keirei, tức là cúi về phía trước 30 độ. 

4. Chào kiểu Saikeirei

Keirei là một kiểu chào dành cho đồng nghiệp hay khách hàng

Du học Nhật Bản bạn nên biết ý nghĩa của các kiểu chào

Cúi đầu 45 độ thay cho lời chào Saikeirei. Khi muốn bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc với ai đó thì đây là một kiểu chào đúng đắn nhất. 

5. Chào kiểu Dogeza

Thời kỳ xã hội phong kiến tại Nhật Bản, kiểu chào Dogeza rất được thịnh hành. Người thực hiện sẽ quỳ gối xuống đất, đầu cúi thấp bày tỏ sự thuần phục đối với những người có địa vị cao hoặc khi muốn xin một đặc ân nào đó. Trong thời hiện đại, cách chào này vẫn được duy trì để thay lời xin lỗi và mong muốn khi gặp một người có địa vị cao hoặc khi muốn bày tỏ lời xin lỗi hoặc biết ơn sâu sắc. 

Người dân Nhật Bản nổi tiếng với cách sống kỷ luật và có lòng tự tôn cao. Văn hóa cúi đầu được dạy cho các em bé từ khi sinh ra cho tới suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vậy, du học Nhật Bản nếu muốn hòa nhập vào nền văn hóa ấy bạn hãy nhớ cúi đầu cho đúng cách nhé. Đừng quên “có những cái cúi đầu khiến con người ta trở nên cao thượng”.